Chương trình giáo dục mầm non không đơn giản là chỉ là tạo môi trường để trẻ làm quen với trường lớp và sách vở, mà còn là nền tảng của hệ thống giáo dục. Chính vì vậy, giáo dục mầm non trong bối cảnh xã hội phát triển và toàn cầu hóa cần đảm bảo giúp trẻ phát triển toàn diện và trở thành một công dân ưu tú, có nền tảng kiến thức tốt để tư duy linh hoạt, có thể lực và kỹ năng xã hội để hội nhập. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ 4 nguyên tắc để thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục mầm non.
Với mục tiêu giáo dục là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, nhân cách, chương trình giáo dục mầm non mới được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc quan trọng là: lấy trẻ làm trung tâm, giáo dục cá biệt hoá, đảm bảo tính hệ thống và liên tục, giáo dục theo hướng tích hợp.
Giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm đang là mục tiêu giáo dục mới được các trường chú trọng xây dựng. Theo đó, các trường xây dựng chương trình giáo dục mầm non tập trung vào trẻ là chủ thể tích cực trong mọi hoạt động. Trẻ tích cực và chủ động vận động, sáng tạo chính là yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển về thể chất, trí tuệ và kỹ năng của trẻ.
Trong nguyên tắc này, trẻ được làm chủ kiến thức và tự do khám phá thế giới, khám phá năng lực bản thân. Giáo viên và trường lớp tôn trọng năng lực cá nhân của từng trẻ, tạo môi trường đa dạng, phong phú, hấp dẫn cho trẻ. Thay vì đặt nặng lý thuyết khô khan và cho trẻ tiếp thu kiến thức từ giáo viên một cách thụ động như trước, chương trình giáo dục mới chú trọng đến mong muốn và định hướng phát triển của trẻ, từ đó tạo điều kiện cho trẻ phát huy.
Trong xu thế phát triển toàn cầu, trẻ cần được tiếp xúc và khám phá nhiều hơn để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về thế giới. Một môi trường giáo dục hiện đại sẽ tạo điều kiện cho trẻ được tự do khám phá, trải nghiệm, tích cực tham gia các hoạt động vui chơi và sáng tạo.
Mỗi trẻ đều có một năng lực riêng cũng như sở thích, niềm đam mê riêng. Chính vì vậy để trẻ có hứng thú học tập và có cơ hội phát triển tối ưu nhất, chương trình giáo dục mầm non đề cao tính cá biệt trong giáo dục. Theo đó, giáo viên là những người tôn trọng, biết lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của mỗi trẻ, khuyến khích trẻ tự tin bộc lộ bản thân.
Trong nguyên tắc này, giáo viên đóng vai trò rất quan trọng, là người có khả năng quan sát, đánh giá năng lực của từng trẻ, phối hợp với gia đình để hiểu trẻ. Đặc biệt, giáo viên và nhà trường cần giúp trẻ hình thành nhận thức rằng mỗi cá nhân đều có một màu sắc riêng, nên mỗi trẻ đều phải tôn trọng nhau. Tránh hiện tượng giáo dục rập khuôn, ép buộc trẻ theo một chương trình khô khan khiến trẻ có nhận thức sai lệch về giáo dục.
Một chương trình giáo dục mầm non chất lượng cần đảm bảo tính hệ thống, liên tục, thường xuyên và vừa sức, nhằm mang đến nền giáo dục toàn diện cho trẻ phát triển.
Tính hệ thống và vừa sức đảm bảo quá trình giáo dục đi đúng theo giai đoạn phát triển của trẻ, tức là từ thấp đến cáo, từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp. Từ đó trẻ dễ dàng dàng tiếp thu các kiến thức và có khả năng ghi nhớ, vận dụng tốt. Đặc biệt tránh trường hợp dạy trước kiến thức giai đoạn trẻ mẫu giáo sắp lên lớp một. Điều này không những quá sức với trẻ mà còn khiến trẻ có tâm lý chán học và áp lực.
Mục tiêu này cũng cần đi đôi với nguyên tắc cá nhân hoá, vì mặc dù có một chương trình giáo dục mầm non chuẩn nhưng không phải trẻ nào cũng phát triển giống nhau. Trường mầm non cần tìm hiểu và dựa trên khả năng học tập hiện tại của trẻ để đặt ra các mục tiêu giáo dục riêng về cả thể chất và trí não. Điều này không có nghĩa là cho trẻ “dậm chân tại chỗ”, mà trường mầm non cần có phương pháp để tăng khả năng phát triển ở trẻ.
Trẻ mầm non đang ở giai đoạn phát triển mạnh về trí não, vì vậy mà nội dung giáo dục đảm bảo tính thường xuyên và liên tục sẽ giúp trẻ ghi nhớ sâu kiến thức và hình thành nền tảng giáo dục vững chắc.
Giáo dục trẻ theo hướng tích hợp các nguyên tắc và phương pháp giáo dục là động lực cho trẻ sáng tạo và phát triển toàn diện. Trẻ được vui chơi, học tập trong môi trường giáo dục mở lành mạnh và khoa học. Chương trình giáo dục mầm non không chỉ quan tâm lý thuyết trên lớp mà còn rất chú trọng vào phát triển kỹ năng sống và khả năng riêng của từng cá nhân.
Hiện nay, rất nhiều các trường mầm non chất lượng tích hợp các phương pháp giáo dục tiên tiến và quan tâm tạo môi trường phù hợp với từng trẻ để mỗi trẻ đều cảm thấy an toàn và thoải mái nhất. Đây là môi trường hoàn hảo để trẻ rèn luyện tích cách, kỹ năng xã hội và khám phá năng lực bản thân, tư duy sáng tạo tốt hơn.
Để xây dựng nền móng giáo dục vững chắc và giúp trẻ hội nhập với nền giáo dục hiện đại, tiên tiến, chương trình giáo dục mầm non được xây dựng trên những nguyên tắc khoa học và thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Giáo viên và các trường mầm non cũng căn cứ vào những nguyên tắc giáo dục này để xây dựng nội dung, môi trường học tập cho trẻ.
Hệ thống Giáo dục Lá Phong Xanh bên cạnh việc lựa chọn các phương pháp giáo dục tiên tiến, còn chú trọng kết hợp những ưu điểm nổi bật của các phương pháp giáo dục sớm như: lấy trẻ làm trung tâm giảng dạy để thúc đẩy tư duy và chủ động khám phá, tôn trọng tính cá nhân và khả năng đặc biệt của con trên cơ sở hỗ trợ và tạo điều kiện cho các con cùng phát triển.
LÁ PHONG XANH – THE MAPLE LEAF ACADEMY rất mong rằng sẽ được đồng hành cùng quý phụ huynh và các em bé trong hành trình khôn lớn của các con!
Đăng ký thông tin tại đây để tìm hiểu chi tiết về Lá Phong Xanh: https://tuyensinh.laphongxanh.edu.vn/