Đêm rằm tháng Tám cận kề, không khí nhộn nhịp, các em bé háo hức đón một mùa “Tết trung thu” mới. Đặc biệt, phong tục múa lân Trung thu được xem là một trong những hoạt động được mọi người mong chờ và không thể thiếu mỗi khi dịp Trung thu về. Và ở Lá Phong Xanh, đây cũng là một dịp mà các cô giáo sẽ dạy cho các bạn nhỏ bài học về ý nghĩa của hoạt động, cũng như những giờ học sáng tạo ra đầu lân để tham gia sự kiện.
Múa lân – một hoạt động không thể thiếu trong ngày trung thu!
Vào những ngày này, ông Địa dẫn Lân đi khắp nơi nhằm ban phước lành, may mắn, những điều tốt đẹp sẽ đến với mọi nhà. Không những thế, múa lân mang lại những màn trình diễn vui vẻ cho mọi người, náo động không khí vui tươi đem lại ngày hội Trung thu náo nhiệt và vui vẻ hơn.
Năm nay tại chuỗi hệ thống các cơ sở tại Lá Phong Xanh, có một sự kiện trải nghiệm trung thu mang tên “Tết Đèn Lồng”. Hân hoan đón chào sự kiện trung thu, các em bé Lá Phong Xanh Bắc Giang hoạt động tại Xưởng nghệ thuật sáng tạo với tiết học “Trang trí đầu lân” mở màn cho chuỗi sự kiện vô cùng hấp dẫn này.
Trang trí đầu lân – tiết học sáng tạo tại Lá Phong Xanh đón “Tết trung thu”!
Mở đầu tiết học, cô giáo Lá Phong Xanh đọc câu thơ “Vui tết trung thu lân ghé nhà – Tung tăng nhảy múa đẹp lắm nha” để giới thiệu về chủ đề của tiết học ngày hôm nay. Các em thích thú được ngắm chiếc đầu lân mềm mại với nhiều màu sắc sặc sỡ. Cô giới thiệu đây là chiếc đầu lân, các bộ phận, ý nghĩa của chú lân trong ngày tết Trung thu.
Các em bé thích khi được sờ, chạm, cảm nhận chiếc đầu lân.
Để làm được chiếc đầu lân đơn giản, cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 1 thùng bìa carton
- Màu nước
- Cọ vẽ
- Giấy bìa màu
- Đồ trang trí khác
Cách tiến hành các bước làm đầu lân như sau:
Bước 1: Tạo hình cho đầu lân
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất. Các cô sử dùng những thùng bìa carton còn mới, vẽ một hình vòm và cắt ra để là lưỡi chú lân. Trẻ dùng cọ vẽ tô màu nên cho đầu.
Bước 2: Vẽ trang trí cho đầu lân
Đây là bước đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay cũng như trẻ có khả năng thẩm mỹ tốt. Sau khi màu nền đã khô, cô có thể giúp trẻ vẽ phác hoạ các bộ phận của phần đầu, trẻ sẽ chọn và phối màu sao cho nổi bật.
Có nhiều cách để trang trí chiếc đầu lông, có thể dùng giấy bìa màu để dán đầu, dán mắt, làm tai cho chú đầu lân,…
Bước 3: Làm đuôi lân
Đuôi lân kim sa lấp lánh là tấm vải màu đỏ được các em tự tay trang trí những giấy bìa màu sặc sỡ, có màu đỏ giống với phần đầu và được gắn vào phần sau của đầu.
Với sự khéo tay, tỉ mỉ, khéo léo và khả năng sáng tạo, các bạn nhỏ Lá Phong Xanh Bắc Giang đã hoàn thành chiếc đầu lân từ bìa carton. Điều hay nhất của tiết học, đó là các em được hoá thân trải nghiệm thành những ông Địa thực thụ, được đội chiếc đầu lân do tự tay mình làm, đem niềm vui cho từng người bạn đã tạo nên những phút giây nhớ mãi trong tâm trí mình. Và các cô giáo cũng như được bé lại, quay lại thời thơ ấu của chính mình.
Những nụ cười của các con, là những điều hạnh phúc, luôn được hiện diện trong các tiết học của Lá Phong Xanh. Và đó là những kết quả của sự miệt mài, hăng say và cũng là điều mong mỏi của mỗi cô giáo MLA trong mỗi tiết học cùng các con.