Bài test này sử dụng cho trẻ từ 3 – 5 tuổi, được phát triển bởi tổ chức Hand in Hand Parenting và được chị Linh Phan – một Parent Coach, chuyển ngữ và chia sẻ.️
Cách thức làm bài test là để trẻ trả lời và chấm điểm cho các câu hỏi được đề xuất sau đây:
CÁC CÂU HỎI:
- Nói đầy đủ tên họ của con.
- Nói đầy đủ tên họ của bố, mẹ.
- Con là con gái hay con trai? Khi lớn lên, con sẽ là phụ nữ hay đàn ông?
- Con có anh trai, em gái không? Con và em ai lớn tuổi hơn?
- Con bao nhiêu tuổi rồi? Và trong 1 năm thì con có bao nhiêu tháng? 2 năm?
- Bây giờ đang là buổi sáng hay buổi tối? Đêm hay ngày?
- Con ăn sáng vào lúc nào? Bữa trưa và bữa tối, bữa nào diễn ra trước?
- Con đang sống ở đâu? Địa chỉ của nhà mình là gì?
- Cha, mẹ đi làm để làm gì?
- Con có thích vẽ không? Bút chì này có màu gì?
- Bây giờ đang là mùa gì? Tại sao con nghĩ như thế?
- Khi nào con có thể mặc đồ bơi nhỉ, mùa đông hay mùa hè?
- Tại sao mùa đông lại có tuyết mà không phải mùa hè?
- Bác đưa thư, bác sĩ, giáo viên làm gì?
- Tại sao chúng ta cần lắp chuông ở cửa nhỉ?
- Con có muốn tự đi học không?
- Mắt trái/tai phải của con đâu? Mắt và tai để làm gì?
- Lá rơi nhiều nhất khi nào?
- Sau cơn mưa, trên mặt đất có gì?
- Kể tên những loài động vật mà con biết?
- Con biết những loại chim nào?
- Bò và dê: con nào to hơn? Chó và gà trống: con nào có nhiều chân hơn?
- Lớn hơn 8 là số mấy? Đếm từ 3 đến 6, từ 9 trở về 2.
- Cần phải làm gì nếu con lỡ tay làm vỡ đồ của người khác?
- Con có muốn đi học không?
- Con thấy điều gì thú vị nhất ở trường (hoặc thích nhất khi đi học)?
- Con thích như thế nào: ở nhà với bố mẹ, ở trường với cô hoặc cô giáo tới nhà?
ĐÁNH GIÁ CÂU TRẢ LỜI – TẤT CẢ CÁC ĐIỂM TỔNG HỢP THEO NGUYÊN TẮC SAU:
– Mỗi câu trả lời đúng và đầy đủ thông tin (ngoại trừ một số câu ở dưới đây): 1 điểm
– Mỗi câu trả lời đúng nhưng chưa đầy đủ thông tin: 0.5 điểm.
Ví dụ câu trả lời được coi là đúng: “Bố con làm kỹ sư. Con chó nhiều chân hơn gà trống.”
Ví dụ câu trả lời được coi là sai: “Bố làm việc tại nơi bố làm việc”.
Những câu hỏi số 5, 8, 24 (về nhận thức hành vi, toán học), sẽ được đánh giá như sau:
– Câu 5: Nếu con tính được bao nhiêu tuổi (1 điểm), nếu tính được tới số tháng (3 điểm).
– Câu 8: Nếu con nói được địa chỉ chi tiết (2 điểm), nếu không nói được đầy đủ (1 điểm).
– Câu 24: Cho câu trả lời đúng (2 điểm).
KẾT QUẢ:
+ 27 – 32 điểm: em bé được đánh giá là có sự phát triển tâm lý xã hội tốt/trưởng thành.
+ 23 – 26 điểm: em bé được đánh giá là có sự phát triển tâm lý xã hội trung bình.
+ 17 – 22 điểm: mức độ nhận thức tâm lý xã hội còn yếu.
Việc làm và thực hành bài test này không nhằm mục đích đánh giá hay so sánh với các trẻ em lẫn nhau, mà để phụ huynh nhận biết và có sự can thiệp cần thiết, tiếp tục dạy, hướng dẫn con và bổ sung thêm các kiến thức về hành vi, giúp phát triển tâm lý và các kỹ năng xã hội như thế nào cho phù hợp.
Cô giáo hy vọng bài viết có ích với các ba mẹ!
LÁ PHONG XANH – THE MAPLE LEAF ACADEMY rất mong rằng sẽ được đồng hành cùng quý phụ huynh và các em bé trong hành trình khôn lớn của các con!
Đăng ký thông tin tại đây để tìm hiểu chi tiết về Lá Phong Xanh: https://tuyensinh.laphongxanh.edu.vn/