MẸO GIỮ KHÔNG GIAN KHÔ THOÁNG CHO BÉ TRONG NHỮNG NGÀY NỒM ẨM

Thời tiết đặc trưng mưa nhiều, ẩm ướt trong mùa xuân của miền Bắc là nguyên nhân khiến cho cơ thể của bé dễ bị nhiễm các virus, vi khuẩn gây bệnh đồng thời đồ đạc luôn bị ẩm mốc, các vật dụng trong nhà dễ bị hỏng hóc. Vậy làm thế nào để giữ không gian luôn khô thoáng trong mùa này vừa đơn giản mà lại hiệu quả, ba mẹ hãy cùng Lá Phong Xanh tìm hiểu các mẹo sau đây nhé!

  1. Trời nồm là gì? Nguyên nhân của mùa nồm?

Trời nồm là hiện tượng thời tiết đặc trưng của phía đông Bắc Bộ, xảy ra khi độ ẩm không khí lên cao đến 90% khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ và đọng lại trên bề mặt của đồ vật. Mùa nồm thường xuất hiện vào khoảng tháng 2 – 4 (gần cuối mùa xuân). 

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nồm như sau:

  • Nhiệt độ trong nhà thấp hơn so với nhiệt độ bên ngoài môi trường
  • Do thời tiết lạnh, khô kéo dài trong khoảng thời gian dài, làm nhiệt độ trong nhà bị hạ thấp.
  • Ảnh hưởng của gió nồm, vì gió mang hơi ẩm từ biển thổi vào đất liền. Do đó, không khí này có độ ẩm tương đối cao, trong khi nhiệt độ của sàn nhà thấp, chưa thích nghi kịp thời với nhiệt độ không khí.

     2. Ảnh hưởng của thời tiết nồm 

  • Trời nồm sẽ làm cho lỗ chân lông bị bí, làm cho quá trình bài tiết của cơ thể không còn hiệu quả. Điều này sẽ gây khó chịu cho cơ thể, dẫn đến bé mệt mỏi, quấy khóc
  • Độ ẩm cao còn trực tiếp ảnh hưởng đến các niêm mạc của phế quản, làm bé dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi hay hen phế quản.
  • Vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, nảy nở còn dẫn đến các bệnh trên làn da nhạy cảm của bé như thủy đậu hay ban đỏ.
  • Không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ, trời nồm còn làm ảnh đến vui chơi, hoạt động phát triển thể chất của bé như bé dễ té ngã do sàn nhà ẩm ướt, các đồ dùng cá nhân của bé dễ bị ẩm mốc, hỏng hóc,..

 

      3. Cách chống ẩm ướt trong nhà, giữ không gian luôn khô thoáng

 Đóng kín cửa

Một trong những mẹo đơn giản nhất giữ cho ngôi nhà luôn được khô ráo trong những ngày nồm ẩm đó là đóng kín cửa. Ngoài cửa ra vào thì ba mẹ còn cần phải đóng cả cửa sổ và cửa ra vào nhà tắm nữa.

Nhiều người nghĩ rằng mở cửa sổ sẽ giúp cho gió bay vào làm thông thoáng nhà nhưng thực tế gió lại mang độ ẩm cao khiến nhà càng thêm ẩm ướt. Do đó mà dù là lúc ở nhà hay không ở nhà bạn cũng nên nhớ đóng kín cửa sổ. Cửa nhà tắm cũng nên đóng kín sau mỗi lần sử dụng để hơi ẩm từ nhà tắm không bay ra bên ngoài làm cho nền nhà thêm ẩm ướt.

Dùng giẻ lau khô nhà

Ba mẹ hãy sử dụng giẻ khô để lau nền nhà, cũng như để lau tường, lau kính. Ba mẹ có thể tận dụng những bộ quần áo cũ hoặc những chiếc khăn tắm không sử dụng nữa để lau nhà.

Thiết bị hỗ trợ giúp chống ẩm

Ba mẹ có thể dùng các sản phẩm, thiết bị chống ẩm ướt cho bé như bật điều hoà ở chế độ dry, sử dụng máy hút ẩm, sử dụng máy sấy quần áo.

Để tránh việc nhà bị nồm ẩm ba mẹ  hãy bật điều hòa lên, nhưng chú ý là bật điều hòa ở chế độ khô. Cách làm này vừa giúp cho ngôi nhà được hút ẩm tốt lại vừa giúp cho không khí được lưu thông. Đây là mẹo đơn giản giúp các thành viên trong gia đình  có được sức khỏe tốt, tránh bị mắc bệnh về hô hấp, nhất là trẻ nhỏ.

Nếu điều hòa không phải là điều hòa 2 chiều hoặc không muốn sử dụng điều hòa thì ba mẹ có thể chuyển sang dùng máy hút ẩm. Những loại máy hút ẩm hiện tại vừa có kích thước nhỏ gọn lại vừa có tính năng hút ẩm tốt nên ngôi nhà sẽ luôn sạch sẽ, khô thoáng. Chỉ cần bật một lúc là độ ẩm trong nhà sẽ được hút một cách triệt để.

Sử dụng tinh dầu

Ngoài những mẹo đơn giản kể trên thì một trong những mẹo giúp chống nồm ẩm tốt nhất, nhanh nhất đó là dùng tinh dầu. Việc sử dụng tinh dầu vừa giúp cho ngôi nhà trở nên dễ chịu khi có mùi thơm thư thái, át mùi nồm ẩm lại vừa có tác dụng đuổi muỗi.

Việc chống mốc và khử khuẩn cho đồ dùng bằng nước nóng cũng là cách khiến đồ dùng nhanh khô, tránh ẩm mốc ảnh hưởng đến vệ sinh, sức khoẻ của bé.