Giáo dục sớm là khái niệm quen thuộc với các bố mẹ từ giai đoạn 8x, 9x hay cả thế hệ GenZ ngày nay. Bởi giáo dục sớm cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi là một phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện, đây là giai đoạn vàng khi trẻ nhận thức và hấp thụ thông tin nhanh chóng.
Giáo dục sớm là một phương pháp giáo dục được áp dụng cho trẻ em từ khi sinh ra, phương pháp này tập trung vào việc phát triển toàn diện cho trẻ từ kiến thức, kỹ năng xã hội, cũng như phát triển thể chất và tinh thần. Mục tiêu của giáo dục sớm là giúp trẻ phát triển tối đa tiềm năng từ khi sinh ra, tạo nền tảng vững chắc cho hành trang trong tương lai. Giáo dục sớm được áp dụng nhiều hơn trong giai đoạn từ 1 – 6 tuổi, đây là lý do vì sao hiện nay có nhiều các trường mầm non theo các phương pháp giáo dục sớm ra đời.
Giáo dục sớm sẽ giúp trẻ không bỏ qua giai đoạn vàng trong hành trình phát triển toàn diện của trẻ
Giáo dục sớm hiệu quả không chỉ dừng ở việc cho trẻ học tập tại trường mầm non mà cần tới sự đồng hành của ba mẹ tại nhà, dưới đây Lá Phong Xanh xin gợi ý một số tips giáo dục sớm hiệu quả mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng:
- Xây dựng môi trường khơi gợi khám phá cho trẻ:
Ngay tại nhà, ba mẹ có thể tự xây dựng một môi trường an toàn, ấm cúng và giàu tính sáng tạo cho trẻ. An toàn chính là nhu cầu đầu tiên để trẻ tự do thể hiện mình. Căn phòng có những đồ dùng thân quen, có đồ chơi sáng tạo và thường xuyên được thay đổi ( về cách bày chí, thêm những đồ dùng mới hoặc có những sự kết hợp khác nhau) sẽ là nơi rất tốt để trẻ khám phá và học hỏi. Cùng với sự đồng hành tích cực của ba mẹ trẻ sẽ sẵn sàng thể hiện bản thân và phát triển theo cách của mình.
- Kết hợp Chơi và Học linh hoạt:
Ba mẹ tổ chức hoạt động học tập thông qua trò chơi hoặc cùng con chơi trò chơi và rút ra những bài học muốn truyền tải cho con là cách rất hiệu quả được các ba mẹ áp dụng. Đây là cách học tập tự nhiên giúp trẻ dễ tiếp thu thông tin không bị căng thẳng hay gò ép. Sử dụng trò chơi kết hợp bài học như đố vui, nhận biết … sẽ là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ.
- Tích cực tương tác với trẻ:
Thường xuyên giao tiếp với trẻ là cách giúp trẻ thúc đẩy tư duy ngôn ngữ và ba mẹ kết nối, thấu hiểu con. Ba mẹ có thể tương tác với trẻ bằng cách: Tích cực đặt câu hỏi kiên nhẫn đợi chờ và gợi ý con cách trả lời. Tâm sự, động viên lắng nghe những chia sẻ của con về những vấn đề, sự việc mà con quan tâm. Hoặc ngồi lại cùng con chơi những món đồ chơi của con … điều này sẽ giúp gia đình gắn kết và xây dựng kỹ năng giao tiếp và tương tác tốt cho trẻ.
Tương tác trực tiếp với trẻ sẽ là kênh kết nối giữa ba mẹ và con cái, để mỗi thành viên thêm thấu hiểu và yêu thương nhau
- Xây dựng thói quen tốt
Giáo dục là cả một hành trình dài, nên việc này cần được thiết lập từ các thói quen hàng ngày. Vậy nên ngay từ khi còn nhỏ ba mẹ cùng xây dựng và thực hiện những thói quen tốt cùng con để vững bước trong trưởng thành. Một số thói quen đơn giản bố mẹ có thể hình thành cho con ngay từ nhỏ như: đọc sách trước khi đi ngủ, đánh răng sau bữa ăn, tích cực vận động, tự chuẩn bị đồ dùng của mình khi đi ra khỏi nhà.
Cùng trẻ tạo dựng thói quen tốt trong dinh dưỡng và cuộc sống là tiền đề để giáo dục sớm luôn hiệu quả
- Động viên và khuyến khích trẻ
Mỗi em bé đều có cá tính khác nhau, tuy nhiên để giáo dục hiệu quả cho trẻ em ba mẹ nên đưa ra những lời động viên khuyến khích trẻ thay vì trách móc. Ba mẹ nên động viên con tham gia vào các hoạt động khám phá thế giới xung quanh. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng tự tin và sự độc lập từ sớm.
Ngoài những lưu ý nêu trên, ba mẹ cũng cần: trao cho con cơ hội, dạy con tự lập, tự phục vụ bản thân, xây dựng lịch trình hàng ngày khoa học, cân đối giữa học tập, vận động và nghỉ ngơi để trẻ có được sức khỏe tốt nhất. Mỗi em bé sẽ có nhu cầu phát triển khác nhau, ba mẹ hãy dành thời gian quan sát, thấu hiểu để có những phương pháp phù hợp và tối ưu nhất cho các con để con có môi trường phát triển toàn diện.