Song hành cùng các hoạt động phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non, trong mục tiêu giáo dục ở độ tuổi này sẽ không thể thiếu các hoạt động phát triển thể chất để đảm bảo cơ thể con được phát triển toàn diện.
Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là hình thức giáo dục thông qua các hoạt động vận động và sinh hoạt khoa học. Những hoạt động này sẽ giúp cơ thể con được khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và phát triển cân đối, hài hòa cả về thể chất và trí tuệ. Đây sẽ là tiền đề để hình thành cho các con lối sống lành mạnh trong tương lai.
Những lý do cần quan tâm phát triển thể chất cho trẻ em trong lứa tuổi mầm non là:
Phát triển thể lực và vận động: Các hoạt động giáo dục thể chất giúp các con tăng cường sức mạnh cơ bắp, phát triển khả năng vận động thô và vận động tinh. Giúp trẻ làm quen và tập dần khả năng giữ thăng bằng, linh hoạt và nhanh nhẹn.
Phát triển trí não: Khi tham gia các hoạt động thể chất, các con không những kích thích khối cơ trong cơ thể phát triển mà các con còn học được cách tập trung, điều phối tay và mắt, phát triển tư duy logic, sáng tạo và học cách giải quyết vấn đề để thực hiện hoạt động chính xác và hiệu quả.
Phát triển kỹ năng xã hội: Thông thường, các hoạt động thể chất không tổ chức riêng lẻ, các con sẽ tham gia vào các hoạt động nhóm hoặc cả lớp, điều này giúp các con học cách giao tiếp, hợp tác, chia sẻ và làm việc cùng nhau. Tiền đề để phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và thảo luận.
Giải phóng năng lượng và phát triển cảm xúc: Hoạt động thể chất và vận động giúp con giải tỏa năng lượng dư thừa, giảm căng thẳng và phát triển khả năng kiểm soát cảm xúc, từ đó tăng cường sự tự tin trong mọi hoàn cảnh.
Lá Phong Xanh bật mí các hoạt động thể chất đơn giản phù hợp tổ chức tại trường mầm non như:
Hoạt động chạy ngắn – chạy qua chướng ngại vật, chạy tiếp sức: Đây là những hoạt động đơn giản, không cần sử dụng nhiều đồ dùng giáo cụ và không yêu cầu kỹ thuật cao, phù hợp với nhiều lựa tuổi. Lưu ý rằng, các cô giáo nên tổ chức cho các con hoạt động này ở nơi an toàn có tương bao quanh như sân chơi hoặc công viên, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện sự linh hoạt.
Chơi đu quay, cầu trượt: Đây là những trò chơi em bé trong độ tuổi mầm non nào cũng vô cùng yêu thích. Đặc biệt đây cũng là những đồ chơi có tại các trường mầm non. Không đơn giản là trò chơi giải trí, các trò chơi này giúp trẻ phát triển cảm giác cân bằng và sự phối hợp.
Trò chơi với bóng: đá bóng, ném và bắt bóng là những trò chơi với bóng đơn giản các cô giáo mầm non cũng có thể tổ chức dễ dàng cho con tại lớp. Những hoạt động này giúp phát triển kỹ năng vận động thô như chạy và sút đồng thời nâng cao khả năng phối hợp tay và mắt tạo cho các con nhanh nhẹn, linh hoạt hơn
Các bài tập vận động theo nhóm: những trò chơi dân gian như: Mèo đuổi Chuột, chơi kéo co, những trò chơi này vừa thân thuộc, gần gũi, lại giúp các con học cách di chuyển linh hoạt củng cố sức mạnh tinh thần đồng đội và hiểu thêm về văn hóa dân tộc.
Chương trình giáo dục thể chất theo mục tiêu phát triển thể chất của Bộ Giáo dục & Đào tạo: những hoạt động này đã được những nhà giáo dục nghiên cứu và phát triển phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của các con nên tổ chức đúng theo định hướng sẽ đảm bảo đảm bảo trẻ có được sự phát triển vận động toàn diện.
Phát triển thể lực song hành cùng phát triển trí lực sẽ là mục tiêu quan trọng của Lá Phong Xanh xây dựng để các em bé hạnh phúc được phát triển toàn diện trí tuệ và kỹ năng xã hội, và thể lực sẵn sàng cho cuộc sống sau này.