Khen, chê con như thế nào khi con đang trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3? Đây là giai đoạn ba mẹ nào cũng lo lắng, căng thẳng bởi đây là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển mạnh mẽ về mặt cá nhân, tự lập và có xu hướng bộc lộ nhiều cảm xúc mạnh mẽ, dẫn đến những thay đổi và thách thức trong hành vi. Trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu hình thành nhân cách và học cách ứng xử với môi trường xung quanh. Một trong những phương pháp giúp trẻ phát triển tốt nhất là sử dụng khen thưởng và phạt đúng cách.
Nguyên tắc khen con đúng cách:
Khen thưởng đúng lúc và cụ thể:
Bố mẹ và các thầy cô, những người lớn nên khen con khi con làm tốt một việc gì đó và khen thưởng ngay khi con đã thực hiện điều đó. Điều này giúp con hiểu rõ hành động nào được đánh giá cao. Ví dụ, khi trẻ tự giác cất đồ chơi sau khi chơi xong, bạn có thể nói: “Mẹ rất vui khi con đã tự cất đồ chơi. Mẹ khen con!”
Khen thưởng bằng lời nói kèm hành động:
Không chỉ dùng lời khen, ba mẹ cũng có thể khen thưởng bằng các hành động như ôm, vỗ về hay đôi khi là một phần quà nhỏ. Những hành động này tạo cảm giác gần gũi, giúp con ấn tượng và khuyến khích trẻ tiếp tục hành động tốt sau này.
Khen đúng các con sẽ biết phát huy những mặt tích cực của mình
Khen đúng – đủ không Khen Thưởng Quá Đà:
Khen thưởng chỉ nên áp dụng đúng lúc, đúng việc ba mẹ hạn chế khen quá nhiều làm giảm giá trị của những lời khen và khiến trẻ không còn trân trọng những lời khen nữa. Hãy chắc chắn rằng những lời khen thưởng luôn xứng đáng khi con thực sự nỗ lực và tiến bộ.
Nguyên tắc phạt để con hiểu và nghe lời:
Phạt đúng lúc và rõ ràng:
Cũng như khi khen thưởng, cần đúng lúc thì khi con làm sai, việc phạt cần diễn ra ngay lập tức để trẻ hiểu rõ hành động nào không được chấp nhận. Ví dụ, nếu trẻ ném đồ chơi, bạn có thể nói: “Vì con ném đồ chơi làm đau bạn nên, mẹ sẽ phải cất đồ chơi đi.”
Phạt con đúng cách sẽ giúp con ghi nhớ và không tái phạm những lỗi đã mắc phải
Phạt nhẹ nhàng nhưng kiên quyết:
Phạt không nhất thiết phải là những hình phạt nặng nề nhưng ba mẹ cần có thái độ cứng rắn để con biết mình cần điều chỉnh hành vi của mình và không tái phạm nữa. Một số hình thức phạt nhẹ nhàng nhưng hiệu quả như: Ngồi tại chỗ để suy nghĩ về hành động của mình, tạm ngừng chơi đồ chơi trong một khoảng thời gian ngắn, hay không được xem TV trong ngày hôm đó.
Nói cho con biết vì sao con bị phạt: Sau khi phạt, hãy giải thích rõ ràng lý do tại sao trẻ bị phạt và làm thế nào để tránh lặp lại lỗi lầm đó. Điều này giúp trẻ hiểu và rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình.
Ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc nêu trên, ba mẹ cũng cần là một tấm gương cho con, con cái là hình ảnh phản chiếu của cha mẹ nên ba mẹ hãy xây dựng một môi trường gia đình yêu thương và an toàn là yếu tố quan trọng nhất giúp trẻ phát triển tốt. Ba mẹ hãy dành thời gian chơi đùa và trò chuyện với con, lắng nghe và hiểu con. Điều này không chỉ giúp trẻ cảm thấy an toàn mà còn tăng cường mối quan hệ giữa cha mẹ và các con.
Tham khảo cách lấy bình tĩnh cho con khi con tức giận: https://mapleleaf.edu.vn/5-goi-y-cho-me-de-lay-lai-binh-tinh-cho-be/