9 ĐIỀU BA MẸ CẦN LÀM GIÚP TRẺ BỘC LỘ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG KHIẾU CỦA TRẺ

phat-trien-nang-khieu

Việc giúp trẻ bộc lộ và phát triển năng khiếu từ sớm sẽ giúp trẻ thành công hơn trong tương lai. Năng khiếu không chỉ mở ra nhiều cơ hội, mà còn có thể đem lại những thách thức về mặt cảm xúc và xã hội cho trẻ. Vì vậy, vai trò của cha mẹ là rất quan trọng trong việc hướng dẫn và khuyến khích con cái khám phá tiềm năng của mình một cách an toàn và tích cực nhất.

Theo Hiệp hội Quốc gia về trẻ có năng khiếu của Hoa Kỳ (NAGC) thì những đứa trẻ có năng khiếu thường có năng lực học tập và suy luận rất đặc biệt. Hoặc nằm trong top 10% những người có kỹ năng vượt trội trong một hoặc nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, ngôn ngữ, toán học hay kỹ năng vận động ( thể thao, nhảy, vẽ…). 

Chính vì vậy, ba mẹ hãy sẵn sàng trở thành hậu phương vững chắc. Bài viết này sẽ đưa ra 10 gợi ý hữu ích cho ba mẹ đồng hành với con trên hành trình bồi đắp và nuôi dưỡng năng khiếu của con ba mẹ nhé.

1. Cho trẻ khám phá những điều mới 

Trẻ em thường rất tò mò và muốn khám phá những điều mới. Đôi khi trẻ cũng nhanh chóng chán nản và liên tục thay đổi những sở thích. Ba mẹ hãy để trẻ thử các hoạt động mới. Mục tiêu là để giúp trẻ có thể tìm ra lĩnh vực nào phù hợp với sở thích của mình và muốn nghiêm túc với chúng. 

Bằng cách cho bé tiếp cận với nhiều lĩnh vực mới mẻ khác nhau, trẻ sẽ có nhiều cơ hội bộc lộ năng khiếu, sở thích một cách rõ ràng hơn.

Ba mẹ hãy cho trẻ thử tham gia một lớp học võ, sau đó là vẽ tranh, và cuối cùng là học đàn. Qua các hoạt động này, có thể trẻ sẽ nhận ra mình yêu thích và có năng khiếu về âm nhạc hoặc hội họa hơn là các hoạt động thể chất. 

phat-trien-nang-khieu
Phát triển năng khiếu cho trẻ từ sớm bằng cách tích cực cho con thử nghiệm những điều mới mẻ

2. Lắng nghe trẻ nói

Trẻ em có xu hướng nói rất nhiều và thích kể cho cha mẹ nghe về những trải nghiệm của chúng. Công việc của cha mẹ là trở thành một người biết lắng nghe và nắm bắt thông tin từ những câu chuyện của con. Khi lắng nghe một cách chú tâm, cha mẹ không chỉ hiểu hơn về suy nghĩ, cảm xúc của trẻ mà còn có thể phát hiện ra những tài năng tiềm ẩn.

Trẻ thường xuyên kể về việc yêu thích vẽ tranh hoặc sáng tạo hình ảnh trong trí tưởng tượng: Điều này có thể cho thấy trẻ có năng khiếu về nghệ thuật. Trẻ thường diễn đạt suy nghĩ chi tiết về các vật dụng hoặc cấu trúc: Có khả năng trẻ có tư duy khoa học hoặc kỹ thuật nổi trội. Trẻ thích kể về các hoạt động nhóm hoặc những tình huống giao tiếp với bạn bè: Đây có thể là dấu hiệu trẻ có kỹ năng xã hội tốt và khả năng lãnh đạo.

phat-trien-nang-khieu
Lắng nghe trẻ trò chuyện một cách chú tâm sẽ giúp ba mẹ nhìn ra năng khiếu tiềm ẩn, thiên hướng nổi trội và sở thích đặc biệt của con

3. Quan sát thói quen 

Những đứa trẻ thường có những thói quen khác nhau. Thoạt nghe có vẻ như điều này không mấy quan trọng, nhưng nếu để ý kỹ, cha mẹ có thể nhận ra tài năng tiềm ẩn ở trẻ thông qua những thói quen nhỏ. Việc quan sát kỹ lưỡng sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về sở thích, khả năng đặc biệt, và cách trẻ thể hiện bản thân, từ đó hỗ trợ trẻ phát triển tài năng một cách tự nhiên và hiệu quả.

Trẻ thường xếp đồ chơi theo màu sắc hoặc kích thước: Điều này có thể cho thấy trẻ có tư duy logic và năng khiếu về toán học hoặc thiết kế. Trẻ thích hát hoặc nhảy múa khi nghe nhạc: Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ có khả năng về nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc hoặc vũ đạo.

4. Khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động mới 

Ba mẹ hãy thử khích lệ trẻ thực hiện những hoạt động mà chúng chưa từng làm trước đây. Các hoạt động đó có thể diễn ra trong nhà như nấu ăn, may vá, viết lách. Hoặc các hoạt động ngoài trời thú vị không kém như dã ngoại, leo núi, cắm trại v.v. Xem trẻ có hứng thú với hoạt động mới hay không. Rất có thể tài năng của trẻ sẽ phát triển trong những lĩnh vực mới này.

phat-trien-nang-khieu
Cùng con tham gia các hoạt động thú vị ngoài trời như đi dã ngoại sẽ giúp trẻ có thêm không gian và môi trường thể hiện bản thân nhiều hơn

5. Cho trẻ tham gia nhiều bài học khác nhau

Để khả năng của con bạn được phát huy tối ưu, bạn có thể đăng ký cho con đăng ký nhiều nơi dạy kèm khác nhau. Bạn có thể chọn nơi dạy kèm theo lĩnh vực mà con bạn muốn hoặc thử những bài học mang lại khả năng mới cho trẻ. Bằng cách này, trẻ sẽ thành thạo hơn trong lĩnh vực mình yêu thích và có cơ hội học hỏi những điều mới.

Nếu trẻ yêu thích toán học, cha mẹ có thể đăng ký các lớp học thêm chuyên sâu về toán, đồng thời thử cho con học thêm các môn khoa học khác như lập trình hoặc robot: Điều này giúp trẻ phát triển khả năng tư duy logic và sáng tạo.

6. Dạy về tầm quan trọng của việc thực hành

Trẻ có tài năng sẽ khó phát triển nếu không bao giờ rèn luyện tài năng đó. Theo thời gian, khả năng của trẻ sẽ bị hao mòn và khó mài giũa trở lại. Vai trò của cha mẹ ở đây rất quan trọng, ba mẹ cần luôn nhắc nhở và khuyến khích con kiên trì rèn luyện. Sự kiên trì, nhẫn nại và chăm chỉ chính là chìa khóa giúp tài năng của trẻ càng trở nên rực rỡ hơn.

Nếu trẻ có khả năng về thể thao, như bóng đá hoặc bơi lội, cha mẹ có thể khuyến khích con tham gia các buổi tập luyện, thi đấu. Sự đều đặn trong tập luyện sẽ giúp trẻ hoàn thiện kỹ thuật và xây dựng sự tự tin khi tham gia các hoạt động thể thao.

7. Tìm môi trường học tập phù hợp 

Môi trường học ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng, phát triển và hành vi của trẻ. Để trẻ cảm thấy tự do và sáng tạo, trẻ cũng phải được ở trong môi trường phù hợp. Môi trường học tập lý tưởng nhất là nơi tôn trọng sự khác biệt của trẻ, luôn khuyến khích học tập thông qua việc trải nghiệm và sáng tạo. Đó cũng là môi trường có thể kích thích sự tò mò ở trẻ. 

Bằng cách này, tài năng của trẻ sẽ dễ dàng được phát triển và công nhận. Trẻ sẽ luôn cảm thấy thoải mái và tự nhiên mà bộc lộ hết tiềm năng của mình.

phat-trien-nang-khieu
Môi trường học tập phù hợp sẽ phát huy tiềm năng của trẻ

8.Làm một số bài kiểm tra 

Có nhiều loại bài kiểm tra khác nhau giúp ba mẹ tìm hiểu tiềm năng và khả năng của trẻ. Một số bài kiểm tra về IQ, bài kiểm tra năng khiếu và bài kiểm tra nhận thức. Sau khi làm bài kiểm tra, ba có thể tham khảo kết quả cùng các chuyên gia và thấy được tiềm năng ở trẻ.

Ba mẹ có thể test IQ cho trẻ ngay tại đây: https://www.iqtestcenter.org/iq-test-for-4-year-old.aspx 

9. Ủng hộ trẻ 

Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng ba mẹ luôn ủng hộ mọi việc con làm. Mục đích của việc ủng hộ con là để trẻ biết rằng mình được những người mình yêu thương ủng hộ nên có thể thoải mái thực hiện những điều con muốn. Năng khiếu có thể mở ra cơ hội, nhưng nó cũng có thể đi kèm với những thách thức về mặt tình cảm và xã hội đối với trẻ.

Vì thế, ba mẹ, là những người gần con nhất, có vai trò vô cùng quan trọng. Việc chú ý và khuyến khích đúng cách sẽ giúp trẻ phát huy tối đa tiềm năng, mang lại lợi ích lâu dài cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Việc phát triển năng khiếu cho con đòi hỏi sự quan tâm, kiên nhẫn và hỗ trợ liên tục từ phía cha mẹ. Bằng cách tạo môi trường sáng tạo, lắng nghe và khuyến khích con thử sức với nhiều hoạt động khác nhau, cha mẹ có thể giúp con khám phá và phát huy những tài năng tiềm ẩn.

Hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ đều có những thế mạnh và sở thích riêng biệt, vì vậy điều quan trọng là đồng hành cùng con trong quá trình phát triển, giúp con tìm thấy niềm đam mê và thúc đẩy con theo đuổi nó một cách kiên trì. Sự hỗ trợ đúng lúc và đúng cách từ cha mẹ sẽ giúp con không chỉ phát triển tài năng mà còn giúp con tự tin và hạnh phúc trên hành trình khám phá bản thân.

Ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết về cách nhận biết một em bé có năng khiếu đặc biệt tại đây nhé: https://mapleleaf.edu.vn/8-pham-chat-cua-tre-co-nang-khieu-dac-biet/